Các dòng keo hiện đại ngày này được phân loại theo các được phân loại theo cách dùng hoặc theo thành phần hóa học của chúng. Các dòng keo mạnh nhất sẽ đóng rắn nhờ xảy ra phản ứng hóa học. Các loại ít mạnh hơn có thể đóng rắn nhờ thay đổi trạng thái vật lý. Một số loại keo công nghiệp chính, thường được sử dụng hiện nay như:
Keo kỵ khí (Anaerobics):
Keo kỵ khí sẽ đóng rắn tiếp xúc với kim loại và trong môi trường yếm khí, ví dụ: khi vít được siết chặt trong ren. Thường được gọi là ‘hợp chất khóa ren’ hoặc ‘chất seal kín’, chúng được sử dụng để cố định, bịt kín và giữ các bộ phận tiện, ren hoặc các chi tiết lắp. Chúng thường làm bởi nhựa acrylic. Do quá trình đóng rắn, keo kỵ khí không có khả năng lấp đầy khoảng trống (gap-filling) nhưng có ưu điểm là đóng rắn tương đối nhanh.
Cyanoacrylate
Một loại keo acrylic, cyanoacrylate đặc biệt, khô lại nhờ phản ứng với độ ẩm, và kết dính lại trên các bề mặt vật liệu. Chúng cần các mối dán phải khít nhau, khô trong vài giây và phù hợp với các chi tiết nhựa nhỏ hoặc cao su. Keo cyanoacrylate có khả năng lấp đầy khoảng trống tương đối ít nhưng có thể tạo ra ở dạng lỏng và dạng thixotropic (không chảy lan).
Keo cường lực Acrylic/Methacrylate:
Một loại keo acrylic đã được modified lại, giúp khô nhanh và mang lại độ bền và độ dẻo dai cao. Thường là 2 thành phần (gồm resin và chất xúc tác), trước khi sử dụng cần trộn keo cẩn thận , nhưng cũng có những loại chuyên dụng được sử dụng với những ứng dụng riêng biệt: resin liên kết với một mặt, chất xúc tác liên kết với bề mặt kia. Loại keo này có thể sử dụng trên bề mặt chưa xử lý, và liên kết tốt với nhiều loại vật liệu khác. Ngoài ra, có nhiều loại với tốc độ đóng rắn khác nhau và ở thường dạng lỏng hoặc dạng paste, có thể lấp đầy khoảng trống lên đến 5 mm.
Keo UV:
Thường là keo acrylic và epoxy được modified một cách đặc biệt, có thể khô rất nhanh khi tiếp xúc với bức xạ UV. Keo UV acrylic đóng rắn cực kỳ nhanh chóng khi tiếp xúc với tia cực tím nhưng đòi hỏi bề mặt phải trong suốt để tia UV có thể xuyên qua. Keo gốc epoxy có thể khơi màu phản ứng bằng bức xa UV sau đó, keo để ở nhiệt độ thường trong vài giờ hoặc có thể để khô ở nhiệt độ cao.
Epoxy:
Keo epoxy gồm epoxy với hardener (chất đóng rắn). Keo Epoxy khá linh hoạt khi điều chế vì có nhiều loại nhựa và nhiều hardener khác nhau. Keo epoxy tạo các liên kết cực bền với hầu hết các vật liệu, thường có dạng keo một thành phần hoặc hai thành phần và có nhiều trạng thái keo như dạng lỏng, hoặc dưới dạng các sản phẩm có tính thixotropic cao với khả năng lấp đầy khe hở lên đến 25mm hoặc dưới dạng film.
Polyurethane:
Keo polyurethane thường là một hoặc hai thành phần đóng rắn bằng phản ứng với hơi ẩm. Loại keo này giúp tăng khả năng đàn hồi của mối dán, tang khả năng chống va đập. Đặc biệt, keo PU dán tốt trên nền GRP (nhựa gia cố bằng sợi thủy tinh) và một số vật liệu nhựa nhiệt dẻo khác và có thể được chế tạo với nhiều tốc độ đóng rắn khác nhau. Keo PU thường ở dạng lỏng và có khả năng lấp đầy khoảng trống lên đến 25mm.
Silicone:
Silicones là keo tạo ra từ phản ứng giữa một phần hữu cơ, và một phần vô cơ. Chúng là những vật liệu tổng hợp hoàn toàn, không giống bất cứ thứ gì có trong tự nhiên, do đó, nhờ có cấu trúc độc đáo, keo cũng có những thuộc tính đặc biệt khi sử dụng. Keo silicone có khả năng bền nhiệt cao, hoạt động tốt ở dải nhiệt rộng, có thể thấp tới -80° C (-112° F) và lên đến 250° C (482° F). Chúng có khả năng chống cháy và thường chịu được sự lão hóa (aging) khi tiếp xúc với môi trường gây ra bởi quá trình oxy hóa và tia UV. Keo silicon là sự lựa chọn đang cân nhắc khi yếu tố môi trường được ưu tiên hơn các yếu tố khác. Có thể nói, keo silicone có nhiều ưu điểm, phù hợp với nhiều ứng dụng.
Modified phenolic:
Đây là dòng keo đầu tiên dành cho kim loại, modified phenolic đã có lịch sử lâu đời khi sử dụng để dán kim loại với kim loại hoặc kim loại với gỗ, và để liên kết kim loại với lớp đệm trong bộ hãm phanh. Keo modified phenolic cần áp suất nhiệt cho quá trình đóng rắn.
Các loại keo trên được phân loại các phản ứng hóa học. Các loại keo công nghiệp ít mạnh hơn gồm một số loại như sau:
Keo nóng chảy (hot melts): Là một dạng keo lâu đời nhất, sealing wax. Keo nóng chảy công nghiệp ngày nay được điều chế trên nền các polyme hiện đại và được dùng để lắp ráp nhanh các chi tiết chỉ chịu tải nhẹ
Plastisols: Keo plastisol là chất phân tán PVC biến tính, cần nhiệt để đông cứng, các mối dán thu được thường đàn hồi và dẻo dai.
Keo cao su: Trên nền dung dịch latex, keo cao su đóng rắn nhờ bay hơi dung môi hoặc nước. Loại keo này không phù hợp để chịu tải liên tục.
Polyvinyl Acetate (PVA): Vinyl axetat là thành phần chính của keo nhũ tương PVA, phù hợp để dán các vật liệu xốp, chẳng hạn như giấy hoặc gỗ và phục vụ cho công việc đóng gói nói chung.
Keo nhạy áp lực: Thích hợp để sử dụng trên băng dính và nhãn (tapes and label), keo nhạy áp lực không đóng rắn nhưng thường có thể chịu được các môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, không phù hợp để chịu tải liên tục.